Chương trình Tiến sĩ ngành kỹ thuật xây dưng Công trình thủy

 CHUYÊN NGÀNH:                 KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

                                                                                                         MÃ SỐ:                 62580202

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mục tiêu ch­ương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đảm bảo:

- Trang bị kiến thức trên đại học và kỹ năng thực hành cho ngư­ời đã tốt nghiệp đại học hoặc cao học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy và những ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đào tạo, nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia Kỹ thuật xây dựng công trình thủy có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có thể phục vụ nhân dân, phục vụ đất n­ước với hiệu quả cao, đáp ứng  yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 

- Đào tạo tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy có trình độ cao về lý luận và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn NCKH và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết đ­ược những vấn đề khoa học của Kỹ thuật xây dựng công trình thủy và thực tiễn xây dựng công trình thủy của đất nước đặt ra.

- Cùng với đội ngũ thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, lực l­ượng tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy sẽ là lực l­ượng chủ chốt trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu về xây dựng nói chung, xây dựng công trình thủy nói riêng, là lực l­ượng chủ lực trong các cơ quan quản lý dự án, thi công công trình trên sông, trên biển, trong cảng, nhà máy đóng, sửa chữa tàu thủy và các cơ quan chuyên ngành khác. 

Ng­ười đã đ­ược đào tạo trình độ tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy sẽ đảm nhận những trách nhiệm lớn lao mà xã hội tin t­ưởng và giao cho, cụ thể:

- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hiệu quả trong việc hoàn thiện chế độ chính sách quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung, công trình thủy nói riêng;

- Có khả năng xây dựng, bảo vệ và triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật lớn cho đất nước, đặc biệt là các dự án xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế biển Việt Nam;

- Có thể giảng dạy ở các tr­ường đại học, Cao đẳng về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy và các chuyên ngành có liên quan;

- Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và trở thành các chuyên gia hàng đầu trong một số chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng nói chung.

Khi có trình độ tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, lĩnh vực công tác của các tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là rất rộng, có thể hoạt động trong nhiều môi tr­ường và lĩnh vực khác nhau: Từ nghiên cứu lý luận, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ xây dựng, công tác quản lý, t­ư vấn đầu tư xây dựng, làm việc trong cơ quan quản lý, cơ quan tổ chức xây dựng công trình, công ty tư vấn thiết kế công trình, lập dự án, thẩm định dự án, tư vấn giám sát công trình,... tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến khắc phục sự cố hư hỏng công trình.          

Các tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy cũng có thể phát huy trình độ và khả năng khi làm việc tại cơ quan Nhà n­ước, trường đại học, viện nghiên cứu, ....

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN

Theo Qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cụ thể:

2.1. Về văn bằng

- Đối với người có bằng thạc sĩ:

+ Có bằng thạc sĩ đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển;

+ Có điểm trung bình chung học tập toàn khóa từ 6,5 trở lên.

- Đối với người chưa có bằng thạc sĩ:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên;

+ Ngành/chuyên ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đăng ký dự tuyển;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, gồm: Kỹ thuật xây dựng các công trình dân dụng - công nghiệp, cầu đường, thủy điện, thủy lợi, mỏ, bảo đảm an toàn hàng hải, thủy công, thủy nông.

Ghi chú: Số lượng học phần và tín chỉ học bổ sung đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành gần được xem xét cụ thể với từng đối tượng và dựa trên chương trình giáo dục đại học của ngành, chuyên ngành đó.

2.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

- Đối với người có bằng thạc sĩ có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự tuyển, kể từ khi tốt nghiệp thạc sĩ (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự tuyển.

- Đối với người chưa có bằng thạc sĩ:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi được tham gia dự tuyển ngay khi tốt nghiệp.

+ Có bằng tốt nghiệp loại khá phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự tuyển, kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự tuyển.

III. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH PHÙ HỢP, NGÀNH GẦN VÀ CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC

- Đối với NCS có bằng thạc sĩ đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ gồm: Ngành/chuyên ngành Công trình thủy của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học GTVT TP. HCM; chuyên ngành Cảng - Đường thủy của Trường ĐH Xây dựng từ năm 2005 trở về trước phải học bổ sung kiến thức của 03 học phần (tương đương 6 tín chỉ) trong chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy hiện hành.

- Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, gồm:  Kỹ thuật Xây dựng công trình Dân dụng - Công nghiệp; Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông; Kỹ thuật Xây dựng công trình đặc biệt; Kỹ thuật Xây dựng Công trình ngầm; Kỹ thuật Xây dựng cơ sở hạ tầng, phải học bổ sung  kiến thức 6 học phần (tương đương 12 tín chỉ) trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số TC

Phần chữ

Phần số

I. Khối kiến thức cơ sở: 10 tín chỉ

1.1. Các học phần bắt buộc: 6 tín chỉ

3

CTKC

503

Phương pháp PTHH trong tính toán kết cấu công trình

2

4

CTSO

504

Lý thuyết sóng

2

5

CTTC

505

Cơ sở lý thuyết Độ tin cậy công trình

2

1.2. Các học phần tự chọn: 4 trong 8 tín chỉ

6

CTKH

506

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

7

CTGD

507

Lý luận giảng dạy đại học

2

8

CTPP

508

Phương pháp tính

2

9

CTĐL

509

Phương pháp PTHH trong tính toán động lực học công trình

2

II. Khối kiến thức chuyên ngành: 18 tín chỉ

2.1. Các học phần bắt buộc: 10 tín chỉ

10

CTKT

510

Khai thác kỹ thuật các Công trình cảng

2

11

CTĐT

511

Công trình đường thủy

2

12

CTCĐ

512

Công trình biển cố định

2

13

CTTC

513

Độ tin cậy của các Công trình bến cảng biển

2

14

CTDA

514

Quản lý dự án xây dựng

2

2.2. Các học phần chuyên ngành tự chọn: 8 trong 18 tín chỉ

15

CTDT

515

Lý thuyết Dẻo và Từ biến

2

16

CTTC

516

Công trình thủy công

2

17

CTDĐ

517

Công trình biển di động

2

18

CTĐĐ

518

Động đất và lý thuyết tính toán các công trình chịu động đất

2

19

CTTN

519

Phương pháp thực nghiệm công trình

2

20

CTBB

520

Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo

2

21

CTBV

521

Công trình bảo vệ cảng

2

22

CTHV

522

Hải văn

2

23

CTNM

523

Nền và Móng các công trình thủy

2

 

- Đối với người có bằng thạc sĩ hoặc bằng đại học chính quy thuộc các ngành/chuyên ngành khác nếu muốn dự tuyển NCS chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy sẽ xem xét cụ thể dựa trên chương trình giáo dục đại học và chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành, chuyên ngành đó.