Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐH HÀNG HẢI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DC ĐẠI HC

 

Mã ngành:      

5280205

Tên ngành:

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Tên chuyên ngành:

Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng

Trình độ:        

Đại học chính quy – hệ tín chỉ.

Số tín chỉ yêu cầu:

150 TC (Không tính GDTC và GDQP)

Thời gian đào tạo:

4,5 năm.

Văn bằng tốt nghiệp:

Kỹ sư 

1. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Giới thiệu chương trình

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng do Khoa Công trình xây dựng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thẩm định và ban hành. Chương trình được định kỳ rà soát, cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với sinh viên tốt nghiệp cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Người học khi tham gia chương trình được đào tạo không chỉ về kiến thực mà còn được rèn luyện cả về kỹ năng, thái độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như một số yêu cầu quốc tế khác đối với năng lực của người lao động trong thế kỷ 21.

1.2. Thông tin chung về chương trình

Tên chương trình:

CTĐT Kỹ sư Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng

Cơ quan/Viện trao bằng cấp:

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Các đơn vị tham gia giảng dạy:

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Chứng nhận chuyên môn:

Bằng đại học

Học vị sau tốt nghiệp:

Kỹ sư

Mô hình học tập:

Toàn thời gian

Tổng số tín chỉ:

150

Ngôn ngữ sử dụng:

Tiếng Việt

Thời lượng đào tạo:

4,5 năm (9 học kỳ)

Website:

http://vimaru.edu.vn

Cập nhật lần cuối:

Tháng  9/2021

1.3. Triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”.

1.4. Nhiệm vụ/sứ mạng của chương trình

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế nói chung và cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình  giao thông nói riêng.

1.5. Mục tiêu của chương trình

Sinh viên được đào tạo nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Cụ thể là:

  • Tư vấn lập dự án xây dựng công trình, thiết kế các công trình cầu thép, cầu BTCT loại nhỏ, trung, đường bộ, đường sân bay, công trình giao thông đô thị.
  • Tư vấn giám sát, tổ chức thi công các công trình cầu thép cầu Bê tông cốt thép loại nhỏ, trung, đường bộ, đường sân bay, công trình giao thông đô thị.
  • Quản lý các dự án xây dựng công trình cầu thép, cầu Bê tông cốt thép loại trung, đường bộ, đường sân bay, công trình giao thông đô thị.
  • Sử dụng được các thiết bị đo đạc trong định vị công trình: máy kinh vĩ, máy toàn đạc, máy thủy bình, máy GPS;
  • Thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ thi công trên công trường: làm sắt, cốp pha, xây, đổ bê tông v.v….
  • Các kỹ năng về thiết kế, lập dự toán khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng Cầu, Đường
  • Sử dụng được các phần mềm thiết kế chuyên ngành Cầu Đường như: Midas Civil, Nova TDN, ADS Civil, G8, Microsoft Project...

Mục tiêu của chương trình trang bị cho người học:

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • CTĐT giáo dục cho sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
  • Khả năng nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Cầu đường

Các phẩm chất, kỹ năng cần đạt được:

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

  • Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm
  • Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản, phương tiện điện tử, mạng internet, sử dụng các công cụ tin học văn phòng và tin học chuyên ngành và có khả năng thuyết trình

Năng lực thực hành nghề nghiệp

  • Trình độ tiếng Anh từ TOEIC 450 trở lên, có kỹ năng tin học văn phòng đáp ứng chuẩn quốc tế do Microsoft cấp (MOS) và kỹ năng sử dụng tin học chuyên ngành thuần thục.
  • Khả năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tiếp cận, phân tích, tổng hợp để giải quyết hiệu quả các tình huống chuyên môn thực tế.
  • Rèn luyện có đủ sức khỏe tốt, có khả năng làm việc bền bỉ, liên tục để đáp ứng công việc có yêu cầu cao, có các chứng chỉ về giáo dục thể chất.
  • Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp, các công ty tư vấn thiết kế-đầu tư, các công ty xây dựng công trình, các công ty quản lý khai thác cầu-đường, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trọng lĩnh vực xây dựng công trình.

1.2.Chuẩn đầu ra của chương trình

Theo ABET cho khối ngành kỹ thuật – Tiêu chuẩn 3

Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật cầu đường (gọi tắt là kỹ sư xây dựng cầu đường) phải đảm bảo sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đạt được mục tiêu đào tạo có khả năng tổng quát như sau.

  1. Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật.
  2. Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm cũng như biết phân tích và giải thích kết quả (dữ liệu).
  3. Khả năng thiết kế một công trình hay một hạng mục công trình, hoặc xử lý tình huống công việc thực tế để đáp ứng các yêu cầu mong muốn về các mặt như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, y tế và an toàn, khả năng sản xuất và tính bền vững.
  4. Khả năng thành lập các nhóm làm việc có kỷ luật.
  5. Khả năng xác định, mô hình hóa và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật.
  6. Khả năng nhận biết và thực hiện các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp.
  7. Khả năng giao tiếp tốt.
  8. Khả năng nhận biết và áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu, môi trường, và xã hội.
  9. Khả năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời.
  10. Khả năng áp dụng kiến thức vào các vấn đề đương đại.
  11. Khả năng sử dụng các công nghệ, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho việc thực hành kỹ thuật.

 

 

Mã số

 

Nội dung

NL

1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

 

1,1

Kiến thức cơ bản về KHTN, KHXH, KHCT, pháp luật và quản

 

1.1.1

Toán cao cấp

3

1.1.2

Vật lý 1

3

1.1.3

Nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin

3

1.1.4

Tư tưởng HCM

3,5

1.1.5

Đường lối CM của Đảng CSVN

3,5

1.1.6

Giáo dục Quốc phòng (không tích lũy TC)

3

1.1.7

Pháp luật đại cương

3,0

1,2

Kiến thức cơ sở ngành (môn học cơ sở nhóm ngành và cơ sở

ngành)

 

1.2.1

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

3

1.2.2

Giới thiệu ngành

3,5

1.2.3

Cơ lý thuyết

3,5

1.2.4

Sức bền vật liệu

3,5

1.2.5

Vẽ kỹ thuật AutoCad

3

1.2.6

Ứng dụng Mathcad trong tính toán kĩ thuật

3,5

1.2.7

Thủy lực

3,5

1.2.8

Trắc địa cơ sở

3

1.2.9

Thực tập trắc địa cơ sở

3

1.2.10

Địa chất công trình

3,5

1.2.11

Cơ học đất

3,5

1.2.12

Vật liệu xây dựng

3,5

1.2.13

Cơ học kết cấu 1

3,5

1.2.14

Phương pháp số

3,5

1.2.15

Nền và móng

3,5

1.2.16

Kết cấu bê tông cốt thép 1

3,5

1.2.17

Thi công cơ bản

3,5

1.2.18

Nhập môn cầu

3

1.2.19

An toàn lao động

3

1,3

Kiến thức chuyên ngành kỹ thuật XD Cầu đường

 

 

 

1.3.1

Kinh tế xây dựng

3,5

1.3.2

Tin học ứng dụng cầu đường

3,5

1.3.3

Thiết kế hình học đường ô tô

3,5

1.3.4

Cầu bê tông cốt thép

3,5

1.3.5

Quản lý dự án

3,5

1.3.6

Cầu thép

3,5

1.3.7

Thiết kế nền mặt đường

3,5

1.3.8

Mố trụ cầu

3,5

1.3.9

Xây dựng cầu

3,5

1.3.10

Tổ chức quản lý thi công đường

3,5

1.3.11

Khảo sát đường ô tô

3

1.3.12

Sửa chữa bảo dưỡng đường

3,5

1.3.13

Khai thác kiểm định cầu

3,5

1.3.14

XD đường và đánh giá CL đường

3,5

1.3.15

Chuyên đề cầu đường

3

1.3.16

Lựa chọn phương án cầu đường

3,5

1.3.17

Phân tích hiệu quả đầu tư XDCĐ

3.5

1.3.11

Thực tập công nhân cầu đường

3,5

1.3.12

Thực tập tốt nghiệp

3,5

1.3.13

Đồ án tốt nghiệp cầu đường

4

1,4

Kiến thức và kỹ năng khác

 

1.4.1

GDTC (không tích lũy)

3

2

KỸ NĂNG CÁ NHÂN, NGHỀ NGHIỆP VÀ PHẨM CHẤT

 

2,1

Lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề

 

2.1.1

Xác định và nêu vấn đề

 

2.1.1.1

Phân tích được dữ liệu và các hiện tượng

4

2.1.1.2

Phân tích các giả định và những nguồn định kiến

4

2.1.2

Mô hình hóa

 

2.1.2.1

Các giả định để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức hợp

3,5

2.1.3

Ước lượng và phân tích định tính, phân tích các yếu tố bất định

 

2.1.3.1

Hiểu và phân tích các biên độ, giới hạn và khuynh hướng

3,5

2.1.3.2

Phân tích các giới hạn và dự phòng

4

2.1.4

Các giải pháp và khuyến nghị

 

2.1.4.1

Chọn các kết quả quan trọng của các giải pháp và kiểm tra dữ liệu

3,5

 

 

2.1.4.2

Phát hiện các khác biệt trong các kết quả

3,5

2,2

Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

 

2.2.1

Khảo sát qua tài liệu và thông tin điện tử

 

2.2.1.1

Tìm kiếm và xác định thông tin qua thư viện, công cụ trực tuyến và

cơ sở dữ liệu

3,5

2,3

Tư duy tầm hệ thống

 

2.3.1

Tư duy toàn cục

 

2.3.1.1

Hiểu hệ thống, chức năng và sự vận hành, và các thành phần

3,5

2.3.2

Sắp xếp trình tự uu tiên và tập trung

 

2.3.2.1

Phát hiện tất cả các nhân tố liên quan đến toàn hệ thống

3,5

2.3.2.2

Phát hiện các nhân tố chính yếu từ trong hệ thống

3,5

2,4

Thái độ, tư tưởng và học tập

 

2.4.1

Kiên trì, sẵn sàng và quyết tâm, tháo vát và linh hoạt

 

2.4.1.1

Xác định ý thức trách nhiệm về kết quả

3

2.4.1.2

Cho thấy sự tự tin, lòng can đảm, và niềm đam mê

3

2.4.1.3

Cho thấy Sự quyết tâm hoàn thành mục tiêu

3

2.4.2

Tư duy suy xét

 

2.4.2.1

Giải thích mục đích, nêu vấn đề hoặc sự kiện

3

2.4.2.2

Áp dụng những lập luận lô-gic (và biện chứng) và giải pháp

3

2.4.3

Học tập và rèn luyện suốt đời

 

2.4.3.1

Xác định động lực tự rèn luyện thường xuyên

3

2.4.3.2

Xây dựng các kỹ năng tự rèn luyện

3

2.4.3.3

Các mối quan hệ với người hướng dẫn

3

2.4.3.4

Giúp người khác trong học tập

3

2,5

Đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác

 

2.5.1

Đạo đức, liêm chính và trách nhiệm xã hội

 

2.5.1.1

Tạo ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của bản thân

3

2.5.1.2

Cho thấy tính trung thực

3

2.5.2

Hành xử chuyên nghiệp

 

2.5.2.1

Cho thấy phong cách chuyên nghiệp

3

3

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

 

3,1

Làm việc theo nhóm

 

3.1.1

Tổ chức nhóm hiệu quả

 

3.1.1.1

Xác định vai trò và trách nhiệm của nhóm

3

 

 

3.1.1.2

Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của nhóm và các thành viên

3

3.1.2

Hoạt động nhóm

 

3.1.2.1

Xác định các mục tiêu và công việc cần làm

3

3.1.2.2

Vận dụng hoạch định và tạo điều kiện cho các cuộc họp có hiệu quả

3

3.1.2.3

Vận dụng giao tiếp hiệu quả (lắng nghe, hợp tác, cung cấp và đạt

được thông tin một cách chủ động

3

3.1.2.4

Cho thấy khả năng phản hồi tích cực và hiệu quả

3

3.1.3

Lãnh đạo nhóm

 

3.1.3.1

Các cách thức lãnh đạo và tạo điều kiện (chỉ đạo, huấn luyện, hỗ trợ,

phân nhiệm)

3

3.1.3.2

Hướng dẫn và cố vấn

3

3,2

Giao tiếp

 

3.2.1

Giao tiếp bằng văn bản

 

3.2.1.1

Cho thấy khả năng viết mạch lạc và trôi chảy

3

3.2.1.2

Cho thấy khả năng viết đúng chính tả, chấm câu, và ngữ pháp

3

3.2.1.3

Cho thấy khả năng định dạng văn bản, sử dụng thành thạo các chức

năng cơ bản của MS Word

3

3.2.2

Giao tiếp điện tử/ đa truyền thông

 

3.2.2.1

Cho thấy khả năng chuẩn bị bài thuyết trình điện tử

3

3.2.2.2

Cho thấy khả năng sử dụng thư điện tử, lời nhắn, và hội thảo qua

video

3

3.2.3

Giao tiếp bằng đồ họa

 

3.2.3.1

Thiết kế bảng biểu, đồ thị, biểu đồ

3,5

3.2.3.2

Bản vẽ kỹ thuật và tô màu

3,5

3.2.3.3

Sử dụng các công cụ đồ họa

3,5

3.2.4

Thuyết trình

 

3.2.4.1

Chuẩn bị thuyết trình và phương tiện truyền thông hỗ trợ với ngôn

ngữ, hình thức, thời gian, và cấu trúc phù hợp

3

3,3

Giao tiếp bằng ngoại ngữ (toeic 450)

3

 

 

3.3.1

Kỹ năng nghe: có thể hiểu đươc những điểm chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn và rõ ràng về một vấn đề quen thuộc, thường xuyên gặp phải trong công việc, học tập và giải trí ... có thể hiểu được những điểm chính của các chương trình phát thanh hoặc truyền hình

liên quan đến công việc hiện tại hoặc các vấn đề liên quan đến cá

 

 

3

 

 

 

nhân, đến nghề nghiệp quan tâm khi chúng được trình bày tương đối chậm và rõ ràng

 

 

3.3.2

Kỹ năng đọc: có thể hiểu được các văn bản có lối diễn đạt căn bản

thường gặp hoặc liên quan đến công việc; có thể hiểu được các diễn tả về sự kiện, cảm xúc và ước muốn trong thư tín cá nhân

 

3

 

 

 

3.3.3

Kỹ năng nói: có thể trao đổi trực tiếp và ngắn gọn thông tin về những đề tài và các hoạt động quen thuộc, những công việc đơn giản thường gặp; có thể xử lý những trao đổi xã hội ngắn, và có thể sử dụng một loạt các cụm từ và câu để miêu tả một cách đơn giản về gia đình và những người khác, về điều kiện sống, học vấn và công

việc

 

 

 

3

 

3.3.4

Kỹ năng viết: có thể viết mạch lạc những vấn đề quen thuộc hoặc những đề tài quan tâm, có thể viết thư để diễn tả các trải nghiệm và

ấn tượng cá nhân

 

3

 

4

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, THỰC HIỆN, VÀ

VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG – QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO

 

4,1

Bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường

 

4.1.1

Vai trò và trách nhiệm của người kĩ sư XD

3

4.1.1.1

Xác định các mục tiêu và vai trò của ngành nghề

3

4.1.1.2

Xác định các trách nhiệm của kĩ sư XD đối với xã hội và một tương

lai bền vững

3

4.1.2

Tác động của kỹ thuật đối với xã hội và môi trường

 

4.1.2.1

Tác động của kỹ thuật đối với môi trường, các hệ thống xã hội, tri

thức và kinh tế trong nền văn hóa hiện đại

3

4.1.3

Bối cảnh lịch sử và văn hóa và phát triển quan điểm toàn cầu

 

4.1.3.1

Phân biệt được bản chất đa dạng và lịch sử của xã hội loài người

cũng như các truyền thống văn học, triết học và nghệ thuật của họ

3

4.1.3.2

Xác đinh sự quốc tế hóa của hoạt động con người

3

4.2

Bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh

 

4.2.1

Tôn trọng các nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau

 

4.2.1.1

Xác định sự khác biệt về quy trình, văn hóa, và thước đo thành công

3

 

 

 

trong các nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau

 

4.2.2

Các bên liên quan

 

4.2.2.1

Xác định nghĩa vụ của các bên liên quan

3

4.2.2.2

Phân biệt các bên liên quan và các bên thụ hưởng (chủ sở hữu, nhân

viên, khách hàng, v.v.)

3

4.3

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, KỸ THUẬT HỆ THỐNG VÀ

QUẢN LÝ

 

4.3.1

Xác định chức năng, nguyên lý và kiến trúc (công trình)

 

4.3.1.1

Các chức năng cần thiết của hệ thống (và các đặc tính hoạt động)

(Xác định chức năng, vai trò, nhiệm vụ công trình)

3.5

4.3.1.2

Các nguyên lý của hệ thống (nguyên lý hoạt động)

3.5

4.3.1.3

Mức độ công nghệ phù hợp

3.5

4.3.2

Quản lý phát triển dự án

 

4.3.2.1

Kiểm soát dự án đảm bảo chi phí, hiệu suất, và thời biểu

3.5

4.4

Thiết kế [3c]

 

4.4.1

Quá trình thiết kế

 

4.4.1.1

Các yêu cầu cho mỗi thành phần hay bộ phận được rút ra từ các mục

tiêu và yêu cầu ở mức độ hệ thống. (Cấu tạo công trình)

3.5

4.4.2

Các giai đoạn của quá trình thiết kế và phương pháp tiếp cận

 

 

 

4.4.2.1

Các hoạt động trong các giai đoạn của thiết kế hệ thống (ý tưởng, thiết kế sơ bộ, và chi tiết)

Thiết kế sơ bộ (xác định kích thước cơ bản công trình), thiết kế kỹ

thuật (tính toán cấu kiện công trình theo các trạng thái giới hạn)

 

 

3.5

4.4.3

Vận dụng kiến thức trong thiết kế

 

4.4.3.1

Kiến thức kỹ thuật và khoa học (các phương pháp, công cụ, thiết kế

mẫu)

3.5

4.4.4

Thiết kế chuyên ngành

 

4.4.4.1

Các kỹ thuật, dụng cụ, và quy trình phù hợp

3.5

4.4.5

Thiết kế đáp ứng bền vững, an toàn, thẩm mỹ, vận hành và các mục

tiêu khác

 

4.4.5.1

Tính năng, chất lượng, sự vững chắc, chi phí và giá trị của vòng đời

3.5

4.4.5.2

Thẩm mỹ

3.5

4,5

Thực hiện [3c] (Thi công)

 

 

 

4.5.1

Thiết kế quá trình thực hiện bền vững

 

4.5.1.1

Các mục tiêu và đo lường tính năng, chi phí, và chất lượng của việc

thực hiện

3,5

4.5.2

Quá trình sản xuất phần cứng (cấu kiện)

 

4.5.2.1

Chế tạo các bộ phận

3,5

4.5.2.2

Lắp ráp các bộ phận thành những thành phần lớn hơn

3,5

4.5.2.3

Dung sai, biên độ biến đổi, đặc tính chính yếu, quy trình kiểm soát

dùng thống kê

3,5

4.5.3

Quản lý quá trình thực hiện

 

4.5.3.1

Tổ chức và cơ cấu cho việc thực hiện (tổ chức thi công)

3,5

4.5.3.2

Chuỗi cung ứng và vận trù

3,5

4.5.3.3

Kiểm soát chi phí trong thực hiện, thực hiện và thời gian biểu (dự

toán)

3,5

4.5.3.4

Đảm bảo chất lượng

3,5

 

 

Thang trình độ năng lực và phân loại học tập

 

Thang TĐNL

PHÂN LOẠI HỌC TẬP

Lĩnh vực Kiến thức

(Bloom, 1956)

Lĩnh vực Thái độ (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973)

Lĩnh vực Kỹ năng

(Simpson, 1972)

1.

Có biết hoặc trải qua

 

 

  1. Khả năng Nhận thức
  2. Khả năng Thiết lập

2.

Có thể tham gia và đóng

góp

1. Khả Năng Nhớ

1. Khả năng Tiếp nhận hiện tượng

3. Khả năng Làm theo hướng dẫn

3.

Có thể hiểu và giải thích

2. Khả năng Hiểu

2. Khả năng Phản hồi hiện tượng

4. Thuần thục

4.

Có kỹ năng

thực hành hoặc triển

  1. Khả năng Áp dụng
  2. Khả năng Phân tích

3. Khả năng Đánh giá

 

  1. Thành thạo kỹ năng phức tạp
  2. Khả năng Thích ứng

 

khai

 

 

 

5.

Có thể dẫn dắt hoặc

sáng tạo

  1. Khả năng Tổng hợp
  2. Khả năng Đánh giá
  1. Khả năng Tổ chức
  2. Khả năng Hành xử

7. Khả năNg Sáng chế

 

1.3.Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Cầu Đường sau khi tốt nghiệp trường ĐH Hàng Hải Việt Nam bao gồm:

  • Các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình giao thông : TEDI,…
  • Các tổng công ty, công ty thi công cầu đường : CIENCO1, CIENCO4, CIENCO8, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Vinaconex, …Doanh nghiệp nước ngoài như : KangNam, Posco E&C, Sumitomo Mitsui…
  • Các ban quản lý dự án giao thông, phụ trách mảng xây dựng hạ tầng của các bộ, sở, ban, ngành, VEC…
  • Các viện nghiên cứu, quy hoạch về giao thông : ITST…
  • Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện khoa học công nghệ giao thông vận tải, các trung tâm trực thuộc các Trường ĐH, Cao đẳng…Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành Kỹ thuật Cầu Đường là rất rộng.

Một số địa chỉ cụ thể tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận:

Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình thủy Hải Phòng; Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng, các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CIENCO 1, 4, 5, 6 và 8…

Công ty CP tư vấn xây dựng công trình hàng hải CMB, Chi nhánh Hải phòng; Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT, Công ty CP xây dựng và phát triển hạ tầng Quảng Ninh…

Sở GTVT Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định…; Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch, Sở KH và ĐT, Sở KH, CN và MT các Tỉnh, Thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định.

Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương, Ban quản lý các dự án công trình Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quảng Ninh, Ban Quản lý các Dự án Giao thông Hải Dương, Ban quản lý dự án Hàng hải II, Ban Cầu Hải Phòng, Ban Thủy Bộ thuộc Sở GTVT Hải Phòng, Ban QLDA các công trình GT Hải Phòng…

SV tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc:

Kỹ sư tư vấn thiết kế;

Kỹ sư tư vấn giám sát thi công; Kỹ sư thi công;

Cán bộ, kỹ sư thuộc các ban quản lý dự án

Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường ĐH, CĐ.

1.4.Tiêu chuẩn nhập học, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

1.8.1.Tiêu chuẩn nhập học

  1. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh đại học theo đề án tuyển sinh được Hội đồng trường thông qua và công khai hàng năm. Đề án tuyển sinh của Nhà trường tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
  2. Các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức xét tuyển khác nhau phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của từng phương thức xét tuyển, thực hiện đăng ký đúng theo đề án tuyển sinh và thông báo tuyển sinh của Nhà trường. Sau thời hạn nộp hồ sơ đăng ký, Nhà trường sẽ xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển.
  3. Thí sinh trúng tuyển nhập học theo các quy định, hướng dẫn của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, các sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình đào tạo của Nhà trường.

1.8.2.Quy trình đào tạo

Nhà trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tuân thủ Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học. Hoạt động đào tạo được tổ chức như sau:

  • Một năm học gồm 03 học kỳ: học kỳ I, II và học kỳ phụ ngoài thời gian nghỉ

hè.

  • Học kỳ phụ có 6 - 7 tuần bao gồm cả thời gian học và thi, dành cho sinh viên học lại, học chậm tiến độ, học cải thiện điểm trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc và không miễn giảm học phí. Các học phần thực tập cũng được bố trí trong học kỳ phụ.
  • Học kỳ I và II có nhiều nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi là các học kỳ bắt buộc sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập và được miễn giảm học phí theo quy định.
  • Trong thời gian nghỉ hè (06 tuần), Nhà trường có thể bố trí các học phần thực tập giữa khóa, thực tập tốt nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.
  • Thời khóa biểu của các lớp học phần được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.

Trước khi các học kỳ bắt đầu, sinh viên đăng ký học phần học tập của từng kỳ, đóng học phí. Mỗi sinh viên sẽ có một thời khóa biểu riêng tùy thuộc vào kết quả đăng ký học phần. Sinh viên đi học theo thời khóa biểu đã đăng ký và thực hiện hoạt động học tập theo hướng dẫn của giảng viên. Trong quá trình học tập và kỳ thi cuối kỳ, giảng viên sẽ đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập từng học phần của sinh viên được nhập vào phần mềm quản lý đào tạo và công bố cho sinh viên tra cứu trên website của Trường. Khi sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo thì Nhà trường sẽ tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.

1.8.3.Điều kiện tốt nghiệp

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét và công nhận tốt nghiệp:

  1. Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
  2. Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành.
  3. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.
  4. Đạt các học phần hoặc có chứng chỉ GDQP-AN và GDTC.
  5. Đạt các điều kiện của chuẩn đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và điểm rèn luyện.

g) Có đơn gửi Khoa/Viện đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian thiết kế của khoá học.

1.5.Các chiến lược dạy - học và phương pháp đánh giá

1.9.1.Các chiến lược dạy - học

Chiến lược dạy và học của Nhà trường bám sát triết lý giáo dục: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”. Nhà trường khuyến khích giảng viên phát huy tiềm năng trí tuệ, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm và đề cao giá trị nhân văn trong tổ chức và triển khai các hoạt động dạy - học nhằm mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, thực hiện các chiến lược dạy - học sau:

  • Thực hiện đào tạo tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ; học tập kết hợp với trải nghiệm trong chương trình đào tạo;
  • Áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập chủ động;
  • Lượng hóa đánh giá kết quả học tập đáp ứng chuẩn đầu ra.
    1. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập

a.Thành phần điểm đánh giá học phần:

- Điểm đánh giá học phần gồm các thành phần sau:

Z: điểm đánh giá học phần;

X: điểm đánh giá trong quá trình học tập. Cách đánh giá điểm X do các bộ môn tự thống nhất.

Y: điểm thi, đánh giá kết thúc học phần. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

  • Các thành phần điểm đánh giá học phần được thể hiện trong đề cương học phần và được công bố cho người học trong buổi đầu tiên khi thực hiện giảng dạy học phần.
  • Đối với các học phần GDQP-AN, GDTC, chỉ đánh giá theo mức Đạt Không đạt và không được tính vào điểm tích lũy. Lưu ý: để được đánh giá Đạt các học phần GDQP-AN, sinh viên phải tham dự ít nhất 80% thời gian theo kế hoạch học tập và kết quả đánh giá học phần theo thang điểm 10 phải từ 5,0 trở lên.
  • Các phương pháp đánh giá học phần: tùy theo nội dung học tập, kết quả học tập mong đợi của học phần mà giảng viên thiết kế các phương án đánh giá học phần khác nhau. Việc đánh giá kiến thức có thể thực hiện qua các bài kiểm tra viết, vấn đáp, trắc nghiệm ... Thông qua quan sát, theo dõi việc thực hiện qua các bài thực hành, triển khai các hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên, các bài viết liên hệ thực tiễn ... giảng viên đánh giá kỹ năng, thái độ người học.

b.Công thức tính điểm đánh giá học phần

  1. Đối với các học phần loại I

Z = 0,5X + 0,5Y

Để được dự thi kết thúc học phần, sinh viên phải đảm bảo tham dự ít nhất 75% thời gian theo kế hoạch học tập và tất cả các điểm thành phần Xi ≥ 4. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi thì ghi X = 0 và Z = 0 (không đủ điều kiện dự thi). Điểm thi kết thúc học phần (Y) phải đảm bảo điều kiện ≥ 4. Trường hợp Y < 4 thì Z = 0. Điểm X, Y, Z được lấy theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy.

  1. Đối với các học phần loại II

Z = Y

Điểm thi kết thúc học phần (Y) phải đảm bảo điều kiện ≥ 4.

Trường hợp Y < 4 thì Z = 0. Điểm Y, Z được lấy theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy.

  1. Đối với các học phần loại III

Z = X

Sinh viên phải đảm bảo tham dự ít nhất 75% thời gian theo kế hoạch học tập và tất cả các điểm thành phần Xi ≥ 4.

c.Quy trình cho điểm X, Y, Z:

  1. Giảng viên có trách nhiệm tính điểm X và thông báo công khai trong buổi học cuối cùng của học phần cho sinh viên. Sinh viên có thể truy cập vào website của Nhà trường để biết kết quả học tập của sinh viên.
  2. Nhập kết quả đánh giá học phần vào phần mềm quản lý đào tạo
  3. Thang điểm

Sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ (A, A+, B, B+, C, C+, D, D+, F) và thang điểm 4 để đánh giá kết quả học tập của từng học phần, kết quả học tập hàng kỳ, kết quả học tập tích lũy theo khóa học của sinh viên. Qui đổi điểm giữa các thang điểm thực hiện theo bảng sau:

 

Thang điểm 10

Thang điểm chữ

Thang điểm 4

Đạt

9,0 ÷ 10,0

A+

4,0

8,5 ÷ 8,9

A

4,0

8,0 ÷ 8,4

B+

3,5

7,0 ÷ 7,9

B

3,0

6,5 ÷ 6,9

C+

2,5

5,5 ÷ 6,4

C

2,0

5,0 ÷ 5,4

D+

1,5

4,0 ÷ 4,9

D

1,0

Không đạt

0 ÷ 3,9

F

0

 

2.MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC

2.1.Cấu trúc chương trình và phân nhiệm kết quả học tập mong đợi về kiến thức

Khối lượng kiến thức, kỹ năng, năng lực toàn khóa: 150 TC (Không tính các học phần GDTC và GDQP-AN)

  1. Khối kiến thức, kỹ năng cơ bản : 19 TC.
  2. Khối kiến thức, kỹ năng cơ sở: 41 TC.
  3. Khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: 42 TC.
  4. Khối kiến thức, kỹ năng tự chọn: 24 TC.

4.3. Cấu trúc chương trình đào tạo

 

TT

 

Mã HP

 

Tên học phần

Số

TC

Đáp ứng CĐR

 

TĐNL

Học kỳ

HP học trước

I. KHỐI KIẾN THỨC KHÔNG TÍNH TÍCH LŨY

12

 

 

 

 

I.1. Giáo dục thể chất (không tích lũy)

4

3d

 

I-III

 

I.2. Giáo dục quốc phòng (không tích lũy)

8

3f

 

I-III

 

KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN

19

 

 

 

 

1

18124

Toán cao cấp

4

3a

T3

I

 

2

18201

Vật lý 1

3

3a

TU3

I

 

 

3

 

19106

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1

2

3f,h

TU3

I

 

 

4

 

19109

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2

3

3f,h

TU3

II

 

5

19201

Tư tưởng HCM

2

3f,h

TU3.5

III

19106

6

19301

Đường lối CM của ĐCSVN

3

3f,h

TU3.5

IV

19201

7

11401

Pháp luật đại cương

2

3f,h

T3

I

19106

KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ SỞ

41

 

 

 

 

 

1

 

16318

 

Giới thiệu ngành KT XD

 

2

3a,b,c,d,e,f, g,i,k

 

ITU3.5

 

1

 

2

18304

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

3

3a

T3

2

 

3

18405

Cơ lý thuyết

3

3a

T3.5

2

18124

4

18504

Sức bền vật liệu 1

3

3a

T3

3

18405

 

 

TT

 

Mã HP

 

Tên học phần

Số

TC

Đáp ứng CĐR

 

TĐNL

Học kỳ

HP học trước

5

16132

Vẽ kỹ thuật AutoCad

2

3a

TU3

3

18304

6

16317

Ứng dụng Mathcad trong kĩ thuật

2

3a

T3

2

18124

7

16320

Thủy lực

2

3a

TU3

2

18201

8

16108

Trắc địa cơ sở

2

3a

T3

3

 

9

16120

Thực tập trắc địa cơ sở

1

3a

U3.5

5

16108

10

16401

Địa chất công trình

2

3a

T3.5

3

 

11

16203

Cơ học đất

3

3a

TU3.5

4

16401

12

16403

Vật liệu xây dựng

2

3a

TU3

3

 

13

16202

Cơ kết cấu 1

2

3a

T3.5

4

18504

14

16301

Phương pháp số

3

3a

TU3

5

16202

15

16206

Nền và móng

3

3a

TU3.5

5

16203

16

16409

Kết cấu bê tông cốt thép 1

4

3c, d, e, k

TU3.5

5

18504

17

16207

Thi công cơ bản

2

3a,e

T3.5

6

16409

KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH

 

42

 

 

 

 

1

16503

Tin học ứng dụng cầu đường

2

3k

TU3,5

V

17102

2

16447

Kinh tế xây dựng

3

3c, d, e, k

TU3,5

VII

16207

3

16532

Cầu bê tông cốt thép

4

3c, d, e, k

TU3,5

VI

16502

4

16533

Cầu thép

4

3c, d, e, k

TU3,5

VI

16502

5

16514

Xây dựng cầu

3

3c, d, e, k

TU3,5

VII

16532

6

16505

Thiết kế hình học đường ô tô

4

3c, d, e, k

TU3,5

V

16318

7

16123

Quản lý dự án

2

3a

T3.5

IV

 

8

16507

Thiết kế nền mặt đường

3

3c, d, e, k

TU3,5

VI

16505

9

16535

Mố trụ cầu

2

3c, d, e, k

TU3,5

VII

16502

10

16509

Tổ chức và quản lý thi công đường

4

3c, d, e, k

TU3,5

VII

16505

11

16523

Thực tập công nhân cầu đường

2

3c, d, e, k

U3,5

VII

16409

 

 

 

TT

 

Mã HP

 

Tên học phần

Số

TC

Đáp ứng CĐR

 

TĐNL

Học kỳ

HP học trước

12

16528

Thực tập tốt nghiệp

3

3c, d, e, k

U3,5

VIII

16523

13

16529

Đồ án tốt nghiệp cầu đường

6

3c, d, e, k

U4

VIII

 

KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỰ CHỌN

18

 

 

 

 

1

25101

Anh văn cơ bản 1

3

3f,h

T3.5

I

 

2

25102

Anh văn cơ bản 2

3

3f,h

T3.5

II

 

3

25103

Anh văn cơ bản 3

3

3f,h

T3.5

III

 

4

17102

Tin học văn phòng

3

3a

T3.5

II

 

5

29101

Kỹ năng mềm 1

2

3f,h

T3.5

II

 

6

29102

Kỹ năng mềm 2

2

3f,h

T3.5

IV

 

7

26101

Môi trường và bảo vệ môi trường

2

3a

T3

III

 

8

16214

Cơ kết cấu 2

2

3a

TU3.5

V

16202

9

28215

Quản trị doanh nghiệp

3

3a

T3

I

 

10

16321

Khí tượng thủy hải văn

4

3k

T3

IV

16320

11

16205

Kết cấu thép

2

3k

T3.5

IV

18504

12

16502

Nhập môn cầu

2

3k

T3,5

V

16318

13

16531

Khảo sát đường ô tô

2

3k

T3

V

16318

14

16534

Sửa chữa bảo dưỡng đường

2

3k

T3

VI

 

15

16520

An toàn lao động

2

3k

T3

VI

 

16

16512

Khai thác và kiểm định cầu

2

3k

T3.5

VII

 

17

16511

Xây dựng đường và đánh giá chất lượng đường

2

3k

TU3,5

VII

16507

18

16527

Chuyên đề cầu đường

2

3k

T3

VII

 

 

2.2.Ma trận phân nhiệm kết quả học tập mong đợi về kỹ năng, thái độ