CHUYÊN NGÀNH: BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI –MARITIME SAFETY ENGINEERING)
MÃ SỐ: 60840106
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học hàng hải (Bảo đảm an toàn hàng hải) đào tạo những chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong Kỹ thuật an toàn giao thông hàng hải và xây dựng công trình biển, phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác tài nguyên biển. Người tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học hàng hải (Bảo đảm an toàn hàng hải) có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm nghiên cứu, sáng tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.
Ngoài những kiến thức chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học hàng hải (Bảo đảm an toàn hàng hải), đảm bảo tính liên thông dọc và kế thừa, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên ngành các học phần ở trình độ đại học của chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Kỹ thuật An toàn hàng hải, cụ thể là đào tạo các kiến thức chuyên sâu về Kỹ thuật an toàn giao thông hàng hải và xây dựng công trình biển: Luật biển và các vấn đề có liên quan; Lý thuyết độ tin cậy hàng hải; Phương pháp số và Kỹ thuật tối ưu hóa trong mô phỏng an toàn hàng hải; Nghiệp vụ dẫn tàu an toàn; Hải đồ điện tử và các thiết bị hàng hải hiện đại; Kỹ thuật an toàn hàng hải trong vùng nước hạn chế và xây dựng công trình biển; Quản lý an toàn giao thông hàng hải, Hải dương học; Lý thuyết sóng; Hải văn; Cơ sở lý thuyết độ tin cậy công trình; Phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán động lực học công trình; Phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán kết cấu công trình; Công trình biển cố định; Kỹ thuật nạo vét trong xây dựng công trình biển; Kỹ thuật định vị động lực trong xây dựng công trình biển; Khai thác kỹ thuật công trình cảng; Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo; Công trình đường thủy; Quản lý dự án xây dựng, ...
Sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng thạc sĩ kỹ thuật và có khả năng đảm nhận các công tác sau:
- Giảng viên của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải, Học viện Hải quân, Đại học xây dựng Hà nội, Cao đẳng Hàng hải I, Cao đẳng nghề Hàng hải TP HCM, Cao đẳng Giao thông vận tải,... thuộc chuyên ngành Khoa học hàng hải, Kỹ thuật An toàn hàng hải, Xây dựng công trình biển - Dầu khí, Xây dựng công trình thủy;
- Các công tác thanh tra, quản lý nhà nước về cảng biển, bảo đảm an toàn hàng hải, xây dựng công trình biển - dầu khí, xây dựng công trình thủy, đăng kiểm,...;
- Nghiên cứu, quản lý thuộc các lĩnh vực: An toàn hàng hải, xây dựng công trình biển-dầu khí, xây dựng công trình thủy, xây dựng công trình ven bờ, quản lý biển và đới bờ...
- Đảm nhận các công tác khác nhau trong các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực đảm bảo an toàn hàng hải và xây dựng công trình biển;
- Tiếp tục làm nghiên cứu sinh ngành Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Khoa học hàng hải và các chuyên ngành gần với chương trình đào tạo.
Theo Quy chế hiện hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cụ thể:
2.1. Về văn bằng
2.1.1. Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thì không phải học bổ sung kiến thức, gồm: Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Kỹ thuật An toàn hàng hải;
2.1.2. Tốt nghiệp đại học gần với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi, theo bảng sau:
Stt |
Ngành/chuyên ngành tốt nghiệp đại học gần |
Tên môn học bổ sung kiến thức |
Số tín chỉ (TC) |
1 |
- Kỹ thuật xây dựng; - Kỹ thuật cầu đường; - Kỹ thuật công trình thủy lợi, thủy điện; - Kỹ thuật công trình mỏ |
1. Công trình báo hiệu hàng hải 2. Luồng tàu và khu nước của cảng |
2 2
|
2 |
Các ngành/chuyên ngành khác sẽ xem xét cụ thể dựa trên chương trình giáo dục đại học của chuyên ngành đó. |
2.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
Không yêu cầu phải có thâm niên công tác chuyên môn kể từ sau khi tốt nghiệp đại học.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ với người có bằng đại học là 1,5 năm nếu học tập trung liên tục và 2 năm nếu học không tập trung.
1. Toán cao cấp
2. Sức bền vật liệu
3. Môn ngoại ngữ Tiếng Anh: Theo Quy chế hiện hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo và Quy định đào tạo trình độ thạc sỹ tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành Khoa học hàng hải (Bảo đảm an toàn hàng hải) gồm 45 tín chỉ (TC), cụ thể theo bảng sau.
TT |
Ký hiệu học phần |
Tên học phần |
Số TC |
|
Phần chữ |
Phần số |
|||
I. Phần kiến thức chung |
6 |
|||
1 |
BĐTH |
501 |
Triết học |
3 |
2 |
BĐAV |
502 |
Anh văn |
3 |
II. Khối kiến thức cơ sở |
10 |
|||
2.1. Các học phần bắt buộc |
6 |
|||
3 |
BĐSO |
503 |
Lý thuyết sóng |
2 |
4 |
BĐTC |
504 |
Lý thuyết độ tin cậy hàng hải |
2 |
5 |
BĐTU |
505 |
Phương pháp số và Kỹ thuật tối ưu hóa trong mô phỏng an toàn hàng hải |
2 |
2.2. Các học phần tự chọn: 4 trong 12 tín chỉ |
4 |
|||
6 |
BĐGD |
506 |
Lý luận giảng dạy đại học |
2 |
7 |
BĐNC |
507 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
8 |
BĐĐL |
508 |
Phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán động lực học công trình |
2 |
9 |
BĐKC |
509 |
Phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán kết cấu công trình |
2 |
10 |
BĐHV |
510 |
Hải văn |
2 |
11 |
BĐTC |
511 |
Cơ sở lý thuyết độ tin cậy công trình |
2 |
III. Khối kiến thức chuyên ngành |
20 |
|||
3.1. Các học phần bắt buộc |
12 |
|||
12 |
BĐGT |
513 |
Quản lý an toàn giao thông hàng hải |
2 |
13 |
BĐNV |
514 |
Nạo vét trong xây dựng công trình biển |
2 |
14 |
BĐĐV |
515 |
Định vị động lực trong xây dựng công trình biển |
2 |
15 |
BĐAT |
516 |
An toàn hàng hải trong vùng nước hạn chế và xây dựng công trình biển |
2 |
16 |
BĐKT |
517 |
Khai thác kỹ thuật các công trình cảng |
2 |
17 |
BĐĐT |
522 |
Hải đồ điện tử và các thiết bị hàng hải hiện đại |
2 |
3.2. Các học phần tự chọn: 8 trong 14 tín chỉ |
8 |
|||
18 |
BĐBB |
518 |
Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo |
2 |
19 |
BĐCĐ |
512 |
Công trình biển cố định |
2 |
20 |
BĐĐT |
519 |
Công trình đường thủy |
2 |
21 |
BĐDA |
520 |
Quản lý dự án xây dựng |
2 |
22 |
BĐDT |
521 |
Nghiệp vụ dẫn tàu an toàn |
2 |
23 |
BĐLB |
523 |
Luật biển và các vấn đề có liên quan |
2 |
24 |
BĐHD |
524 |
Hải dương học |
2 |
IV. |
Luận văn thạc sĩ |
9 |
||
Tổng cộng |
45 |
Chú ý: Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành (TH), thí nghiệm (TN) hoặc thảo luận (TL); 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn (BTL) hoặc luận văn tốt nghiệp (LVTN).