Bộ môn Xây dựng Đường thủy

1. Giới thiệu bộ môn

     Bộ môn Xây dựng đường thủy được thành lập ngày 15/08/1965 trực thuộc khoa Công trình, trường Đại học Hàng hải Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ: Quản lý cán bộ giảng viên; đảm bảo các chương trình giảng dạy; nghiên cứu khoa học và tham gia lao động sản xuất. Là một trong hai bộ môn được thành lập đầu tiên của khoa Công trình, đến nay Bộ môn đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Trong suốt những năm qua, Bộ môn Xây dựng đường thủy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Nhà trường. 

     Bộ môn Xây dựng đường thủy bao gồm 6 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 phó giáo sư, 03 tiến sỹ, 02 thạc sỹ chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo sinh viên ngành Xây dựng công trình thủy, Quản lý công trình xây dựng, Bảo đảm an toàn hàng hải, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng cầu đường, Kinh tế vận tải thủy của các hệ đào tạo Đại học chính quy và các hệ Vừa làm vừa học. Hiện nay, Bộ môn đảm nhận gần 30 học phần, quản lý khoảng 300 sinh viên chuyên ngành Quản lý công trình xây dựng, Xây dựng công trình thủy, quản lý và sử dụng nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại của phòng Thí nghiệm thủy lực thủy văn.

     Các giảng viên thuộc bộ môn có năng lực chuyên môn cao, luôn luôn học tập, nghiên cứu để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo sinh viên một cách tốt nhất. Hàng năm, các thành viên bộ môn đều tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, đăng bài báo khoa học tại các tạp chí, hội nghị uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, để đưa tính thực tiễn vào trong công tác đào tạo, các thành viên của bộ môn tích cực tham gia lao động sản xuất để đưa sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

     Liên hệ: Văn phòng Bộ môn: phòng 910 tầng 9 nhà A6, Đại học Hàng hải Việt Nam, số 484 Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng.

     Email: xddt.ctt@vimaru.edu.vn

2. Các học phần bộ môn phụ trách

2.1. Học phần chuyên ngành Xây dựng Công trình thủy

     1-Công trình đường thủy (MHP: 16307)

     2-Công trình bảo vệ bờ và chắn sóng (MHP: 16309)

     3-Âu tàu (MHP: 16306)

     4-Công trình thủy lợi (MHP: 16308)

     5-Thiết kế và quản lý đường thủy (16316)

2.2. Học phần cơ sở chuyên ngành

     6- Giới thiệu ngành KTXD (MHP: 16324)

     7- Ứng dụng Mathcad trong KT (MHP: 16317)

     8- Các phương pháp số (MHP: 16301)

     9- Thủy lực (MHP: 16320)

    10- Tin học ứng dụng Công trình thủy (MHP: 16304)

    11- Động lực học sông biển (MHP: 16305)

    12- Khí tượng thủy hải văn (MHP: 16310)

    13- Thực tập Khí tượng thủy hải văn (MHP: 16312)

2.3. Học phần chuyên ngành Quản lý công trình xây dựng

     14-Định giá công trình xây dựng (MHP: 16348)

     15-Tài chính doanh nghiệp xây dựng (MHP: 16329)

     16-Kế hoạch và dự báo xây dựng (MHP: 16350)

     17-Quản lý rủi ro CTXD (MHP: 16337)

     18-Quản lý hợp đồng (MHP: 16332)

     ...

Chi tiết các học phần xem mục: Đào tạo & CTSV/Đào tạo đại học.

3. Cơ cấu đội ngũ bộ môn

3.1. Lãnh đạo bộ môn các thời kỳ

Thầy Nguyễn Đức Nghinh

Thời kỳ 1983-1988

Thầy Nguyễn Văn Vĩnh

Thời kỳ 1989-1993

Thầy Hà Xuân Chuẩn

Thời kỳ 1994-1996

Thầy  Đào Văn Tuấn

Thời kỳ 1996-2013

Thầy  Nguyễn Sĩ Nguyên

Thời kỳ 2013-2016

 

 

 

 

 

Thầy Nguyễn Hoàng

Thời kỳ 2016 - 2021

Cô Nguyễn Thị Diễm Chi

Thời kỳ 2021 - nay

 

 

3.2. Đội ngũ bộ môn hiện nay

1- TS. Nguyễn Thị Diễm Chi

Chức vụ: Trưởng Bộ môn

Năm sinh: 1980

Email: chintd@vimaru.edu.vn

I/. Quá trình đào tạo

Tiến sỹ, Đại học xây dựng quốc gia Matxcova, Kỹ thuật Xây dựng công trình, 2013

Kỹ sư, Đại học Hàng Hải Việt Nam, Kỹ thuật Xây dựng công trình thuỷ, 2003

II/. Lĩnh vực nghiên cứu

Xây dựng Công trình thủy         

III/. Công trình khoa học đã công bố

1. Нгуен Тхи Зьем Чи, Опыт строительства берегозащитных сооружений в Республике Вьетнам (Kinh nghiệm xây dựng công trình bảo vệ bờ ở Việt Nam), Научно-технический вестник Поволжья, 2013. № 5. С.267-270.

2. Нгуен Тхи Зьем Чи, Мордвинцев К.П., Анализ методов расчета высоты наката волн на берегозащитные сооружения откосного типа (Phân tích phương pháp tính chiều cao sóng leo lên mái dốc công trình bảo vệ bờ), Вестник МГСУ, 2013. № 10. С.234-241.

3. гуен Тхи Зьем Чи, Мордвинцев К.П., Экспериментальные исследования высоты наката волн на берегозащитные сооружения откосного типа с горизонтальной бермой (Nghiên cứu thực nghiệm chiều cao sóng leo lên công trình bảo vệ bờ dạng mái dốc có thềm giảm sóng nằm ngang), Научное обозрение, 2013. № 9.

4. “Interaction of wind waves with finite lenght vertical rigid wall (Sự tác động của sóng lên tường có chiều dài hữu hạn)”, Journal of Science and Technology. Vietnam, № 152. 2013.

5. “Calculation wave run-up in the coastal protection structures using material elastocoast”, Marine Science and Techology, Vietnam. №35-8/2013. С.35-39.

6. “Nghiên cứu diễn biễn thủy triều tại vị trí cảng biển Đà Nẵng có xét đến nước biển dâng trong bão”, Tạp chí KHCN Hàng hải số 41/2015, ISSN 1859-316X;

7. “Tính toán thảm bê tông trong thiết kế kè”, Tạp chí KHCN Hàng hải số 44 tháng 11/2015, ISSN 1859-316X;

8. “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mike 21 vào tính toán bồi lắng luồng tàu kênh Cái Tráp”, Tạp chí KHCN Hàng hải số 40 tháng 8/2016, ISSN 1859-316X;

9. “Nghiên cứu tính toán cửa thép phẳng âu tàu”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học công  nghệ Hàng hải, 2016, ISBN 978-604-937-127-1

10. “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm MIKE 21 theo dõi sự khuếch tán của bùn cát trong quá trình nạo vét kênh Cái Tráp”, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2015;

11. “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm toán học MAPLE phân tích tính toán cửa phẳng âu tàu”, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2016;

 

2- PGS. TS. Đào Văn Tuấn

 

Chức vụ: Giảng viên chính, Trưởng khoa

Năm sinh: 1963

Email: tuandv.ctt@vimaru.edu.vn

I/. Quá trình đào tạo

Tiến sỹ, Đại học Giao thông thủy Matxcova, Kỹ thuật Xây dựng công trình, 1995

Kỹ sư, Đại học giao thông thủy Xanh pê téc bua, Kỹ thuật Xây dựng công trình thuỷ, 1985

II/. Lĩnh vực nghiên cứu

Lý thuyết sóng; Phương pháp số; Mô hình vật lý thủy lực...

III/. Công trình khoa học đã công bố (công trình tiêu biểu)

1. “Tính toán tải trọng động lên công trình bến bệ cọc cao, Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ giao thông vận tải, 2000;

2. “Nghiên cứu tính toán bồi lắng luồng tàu do sóng biển, Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ giao thông vận tải, 2001;

3. “Công trình đường thủy, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2002;

4. “Đê chắn sóng và bảo vệ bờ biển, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2011;

5. “Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng, Tạp chí KHCN Hàng hải số 19 tháng 8/2009, ISSN 1859-316X;

6. “Ảnh hưởng của nước biển dâng tới công trình bảo vệ cảng biển và giải pháp khắc phục, Tạp chí KHCN Hàng hải số 23 tháng 8/2010, ISSN 1859-316X;

7. “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Phần tử hữu hạn trong tính lún 3 chiều, Tạp chí KHCN Hàng hải số 27 tháng 8/2011, ISSN 1859-316X;

8. “Ứng dụng phương pháp Phần tử biên trong tính lún công trình, Tạp chí Giao thông vận tải tháng 7/2011, ISSN 2354-0818;

9. “Ứng dụng phương pháp Phần tử hữu hạn trong tính toan dao động công trình, Tạp chí Giao thông vận tải tháng 8/2011, ISSN 2354-0818;

10. “Nghiên cứu tính toán tải trọng sóng lên công trình biển dạng khung, Tạp chí KHCN Hàng hải số 29 tháng 01/2012, ISSN 1859-316X;

11. “Tính toán công trình biển dạng khung chịu tải trọng sóng ngẫu nhiên, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học công  nghệ Hàng hải, 2016, ISBN 978-604-937-127-1

12. “Xây dựng chương trình tính toán thông số sóng ven bờ biển, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2008;

13. “Tính toán công trình biển dạng khung theo mô hình tiền định bằng phương pháp Phần tử hữu hạn, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2013;

14. “Nghiên cứu tính toán dao động riêng của công trình biển dạng khung bằng phương pháp Phần tử hữu hạn, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2014;

15. “Nghiên cứu tính toán thông số sóng lan truyền trong dòng chảy, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2015;

 

3- TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Chức vụ: Phó Trưởng bộ môn

Năm sinh: 1983

Email: honghanh.ctt@vimaru.edu.vn

I/. Quá trình đào tạo

Tiến Sỹ, Đại học Quốc gia Cao Hùng, Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy, 2020

Thạc sỹ, Đại học Hàng hải Việt Nam, Kỹ thuật Xây dựng công trình thuỷ, 2009

Kỹ sư, Đại học Hàng hải Việt Nam, Kỹ thuật Xây dựng công trình thuỷ, 2006

II/. Lĩnh vực nghiên cứu chính

 Phương pháp số; Động lực học sông biển

III/. Công trình khoa học đã công bố

 1. “Tính toán khung phẳng chịu tác dụng của tải trọng động bằng phương pháp phần tử  hữu hạn”, Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật, Đại học Hàng hải Việt Nam, 2011;

2. “Nghiên cứu tính toán thông số sóng lan truyền trong dòng chảy, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2015;
 

4- TS. Phạm Văn Khôi

Chức vụ: Giảng viên

Năm sinh: 1986

Email: khoipv.ctt@vimaru.edu.vn

I/. Quá trình đào tạo

Tiến sỹ, Đại học Sejong (Hàn Quốc), Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy, 2021;

Thạc sỹ, Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU), Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy, 2014;

Kỹ sư, Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU), Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy, 2010;

II/. Lĩnh vực nghiên cứu

Động lực học bờ biển, mô hình sóng biển.

III/. Công trình khoa học đã công bố

1. “Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi số liệu đo của máy đo nồng độ bùn cát OBS-3A”, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2012;

2. “Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết sóng Stream function vào tính toán tải trọng sóng lên công trình biển”, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2013;

3. “Nghiên cứu ứng dụng máy đo lưu lượng Rio Grande ADCP xác định lưu lượng dòng chảy trong sông”,  Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Hàng hải Việt Nam, 2014;

4. “Chuyển đổi số liệu máy đo nồng độ bùn cát OBS-3A trong quá trình xử lý số liệu phục vụ thiết kế và nghiên cứu”, Tạp chí KHCN Hàng hải số 35 tháng 8/2013, ISSN 1859-316X;

5. “Nghiên cứu xác định thông số sóng Stream function”, Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật, Đại học Hàng hải Việt Nam, 2014;

6. “Ảnh hưởng của đê chắn sóng tới bồi xói luồng tàu vào cảng nhà máy Nhiệt điện Dung Quất”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học công  nghệ Hàng hải, 2016, ISBN 978-604-937-127-1;

7. “Giải pháp xây dựng đập ngầm trên sông Hậu ngăn mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học công  nghệ Hàng hải, 2016, ISBN 978-604-937-127-1;

 

5- ThS. Phạm Thị Ngà

Chức vụ: Giảng viên

Năm sinh: 1981

Email: ngapt.ctt@vimaru.edu.vn

I/. Quá trình đào tạo

Thạc sỹ, Đại học Thủy lợi (WRU), Kỹ thuật Công trình thủy lợi, 2009

Kỹ sư, Đại học Thủy lợi (WRU), Kỹ thuật Công trình thủy điện, 2004
 
6- KS. - NCS. Đặng Văn Hải
 
 
Chức vụ: Giảng Viên
Năm sinh: 1994

I/. Quá trình đào tạo

Nghiên cứu sinh, Đại học Hanyang (Hàn Quốc), Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (từ 2019)

Kỹ sư, Đại học Hàng Hải Việt Nam, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (2017)

II/. Lĩnh vực nghiên cứu chính

 Công trình thủy lợi, Mô hình vật lý thủy lực, Động lực học sông biển.

III/. Công trình khoa học đã công bố

 (Đang cập nhật)

4. Bộ môn Xây dựng đường thủy_Slide giới thiệu