GIỚI THIỆU BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG
1. Lịch sử xây dựng và phát triển
Tên bộ môn: Kỹ thuật xây dựng Cầu Đường.
• Ngày thành lập: 17/03/2009.
• Mã bộ môn: KCĐ.
• Địa chỉ liên hệ: P902 - Nhà A6 - Đại học Hàng Hải Việt Nam.
• Hiện nay, Bộ môn đảm nhiệm công tác giảng dạy 25 môn chuyên ngành và cơ sở chuyên ngành cho các ngành học về công trình giao thông và cơ sở hạ tầng.
• Bộ môn là thành viên của Hội Khoa học kỹ thuật Cầu Đường Hải Phòng.
• Bộ môn là thành viên của Hội Khoa học kỹ thuật Cầu Đường Việt Nam.
2. Đội ngũ
ĐỘI NGŨ
Tổng số giảng viên: 07.
• Tiến sĩ: 05.
• Nghiên cứu sinh: 01.
• Thạc sỹ: 01.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
• Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Phan Anh.
STT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Ghi chú |
1 | Nguyễn Phan Anh | Tiến sĩ | Trưởng bộ môn |
2 | Trần Ngọc An | Tiến sĩ | Giảng viên |
3 | Phạm Văn Toàn | Tiến sĩ | Giảng viên |
4 | Phạm Thị Ly | NCS | Giảng viên |
5 | Nguyễn Anh Đức | Tiến sỹ | Giảng viên |
6 | Đoàn Như Sơn | Tiến sỹ | Giảng viên |
7 | Nguyễn Quyết Thành | Thạc sỹ | Giảng viên |
Đội ngũ giảng viên Bộ môn Kỹ thuật xây dựng Cầu Đường
3. Cơ sở vật chất
• Phòng máy tính.
• Phòng thí nghiệm cơ đất.
• Phòng thực hành đo đạc, khảo sát thủy văn.
• Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.
• Phòng thí nghiệm Cầu Đường.
4. Đào tạo
• Ngành đào tạo: Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng
• Thời gian đào tạo: 4,0 năm.
• Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung, theo hệ thống tín chỉ.
• Bằng tốt nghiệp: Cử nhân công trình giao thông và cơ sở hạ tầng.
• Các môn chuyên ngành chính: Thiết kế cầu bê tông cốt thép; Thiết kế cầu thép; Mố trụ cầu; Khai thác và kiểm định cầu; Xây dựng cầu; Thiết kế hình học đường ô tô; Thiết kế nền mặt đường; Tổ chức và quản lý thi công đường; Xây dựng đường và đánh giá chất lượng đường, Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng thoát nước.
• Chuẩn ngoại ngữ: Tiếng Anh chuẩn Quốc tế TOEIC 450.
• Chuẩn tin học: Tin học văn phòng quốc tế MOS.
5. Nghiên cứu khoa học và Lao động sản xuất
Hàng năm, giảng viên bộ môn tích cực và chủ động thực hiện các nhiệm vụ khoa học:
- Chủ trì và tham gia đề tài NCKH các cấp;
- Công bố các công trình khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế uy tín;
- Hướng dẫn các nhóm sinh viên tham gia NCKH cấp trường.
Các giảng viên đã tham gia các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Hải Phòng
6. Hoạt động bộ môn
• Thực hiện công tác giảng dạy theo yêu cầu của Nhà trường và của Khoa.
• Phụ trách công tác cố vấn học tập đối với các lớp thuộc ngành Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng.
• Tổ chức các lớp tham quan, thực tập để sinh viên bước đầu làm quen với các công trình thực tế.
• Tham gia và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các phong trào chung của Nhà trường, của Khoa.
• Chủ động tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
8. Phương hướng phát triển
- Phấn đấu 100% giảng viên đạt có trình độ TS trở lên;
- Cập nhật các công nghệ kỹ thuật mới vào trong các bài giảng nhằm tính thực tiễn cho sinh viên;
- Duy trì công tác kết nối doanh nghiệp nhằm nâng cao thương hiệu của bộ môn và tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các dự án đang triển khai;
- Hàng năm cử giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp, dự án lao động sản xuất nhằm nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ;
- Tham gia các hội thảo quốc gia, quốc tế để tăng cường khả năng phát triển nckh.
Slide giới thiệu bộ môn: