Bộ môn An toàn đường thủy

1. Lịch sử xây dựng và phát triển

Bộ môn được thành lập vào năm 1989 với tên gọi Bộ môn Đo đạc biển, Tổ trưởng Bộ môn là thầy Nguyễn Ngọc Bích. Đến tháng 3/2005, Bộ môn Đo đạc biển được đổi tên thành Bộ môn An toàn đường thủy.

Tổ trưởng/ Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ

 

1989÷1997:

Th. Nguyễn Ngọc Bích:

Tổ trưởng Bộ môn Đo đạc biển

10/1998÷2/2005:

ThS. Vũ Thế Hùng

Tổ trưởng Bộ môn Đo đạc biển

03/2005÷04/2016:

ThS. Vũ Thế Hùng

Trưởng Bộ môn An toàn đường thủy

Từ 5/2016:

TS.Trần Đức Phú

Trưởng Bộ môn An toàn đường thủy

 

Các giảng viên của Bộ môn

  • Thầy Nguyễn Ngọc Bích – Nguyên Đại Tá – Đoàn trưởng đoàn 6 Hải Quân là Tổ trưởng đầu tiên của Bộ môn
  • Năm 1980, Thầy Vũ Thế Hùng (Chuyên ngành Trắc địa – Trường ĐH Mỏ - Địa chất) chuyển đến công tác tại Khoa và sau đó là Bộ môn
  • Năm 1994, Thầy Vũ Mạnh Hùng (Lớp BĐA Khóa 1. 1989) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.
  • Năm 1996, Thầy Hoàng Hồng Giang (Lớp BĐA Khóa 2.1991) được giữ lại làm giảng viên cho BM
  • Năm 1998, Thầy Nguyễn Trọng Khuê (Lớp BĐA Khóa 3.1993) được giữ lại làm giảng viên, bổ sung thêm nhân lực cho Bộ môn.
  • Năm 2000, Thầy Đỗ Hồng Quân (Lớp BĐA Khóa 4.1995) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.
  • Năm 2002, Thầy Trần Khánh Toàn (Lớp BĐA38) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn – hiện tại thầy đang là Phó trưởng khoa Công trình
  • Năm 2004, Thầy Lê Sỹ Xinh (Lớp BĐA40) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.
  • Năm 2004, thầy Nguyễn Xuân Thịnh (Lớp BĐA40) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.
  • Năm 2010, Cô Nguyễn Thị Hồng (Chuyên ngành Trắc địa – Trường ĐH Mỏ - Địa chất) chuyển đến công tác và giảng dạy tại Bộ môn
  • Năm 2011, Thầy Phạm Minh Châu (Lớp BĐA43) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.
  • Năm 2008, Thầy Trần Đức Phú (Lớp BĐA43) bắt đầu công tác tại Bộ môn – Hiện tại thầy đang là Trưởng Bộ môn An toàn đường thủy.
  • Năm 2016, Thầy Nguyễn Quang Huy (Lớp BĐA52) được giữ lại làm giảng viên cho Bộ môn.

Sau 1 khoảng thời gian làm việc và công tác, 1 số thày cô chuyển công tác hoặc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, hiện nay BM có 7 thày cô đang làm việc tại Việt Nam.

2. Đội ngũ

      Đến năm 2017: Gồm 09 CBGV (02 TS; 06 Th.S; 01 KS trong đó 02 NCS Tiến sĩ tại nước ngoài).

  • Cơ cấu tổ chức:
  • Trưởng bộ môn: TS. Trần Đức Phú
  • Phó trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Trọng Khuê

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

TS. Trần Đức Phú

Trưởng Bộ môn

2

ThS. Nguyễn Trọng Khuê

Phó Trưởng Bộ môn

3

TS. Trần Khánh Toàn

Phó trưởng khoa Công trình

4

ThS. Đỗ Hồng Quân

Giảng viên

5

ThS. Nguyễn Xuân Thịnh

Giảng viên

6

ThS. Lê Sỹ Xinh

NCS tại Úc

7

ThS. Nguyễn Thị Hồng

Giảng viên

8

ThS. Phạm Minh Châu

NCS tại Đài Loan

9

KS. Nguyễn Quang Huy

Giảng viên

3. Cơ sở vật chất.

  • Hệ thống phòng máy tính chuyên ngành.
  • Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành.

+ Phòng thí nghiệm cơ học đất.

+ Phòng thực hành trắc địa công trình.

+ Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

+ Phòng thí nghiệm thủy lực.

4. Đào tạo

Bộ môn phụ trách giảng dạy hệ Đại học chính quy 4,5 năm và chương trình Cao học hệ 2 năm.

Nội dung đào tạo bao gồm:

+ Các môn cơ sở cơ bản.

+ Các học phần cơ sở chuyên ngành và học phần chuyên ngành.

  • Ngoại ngữ: Tiếng anh chuẩn quốc tế TOEIC 450.
  • Tin học: Tin học văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist).

5. Nghiên cứu khoa học

- Gửi đăng các bài báo Khoa học trên các tạp chí khoa học Quốc tế

- Tham gia các đề tài NCKH cấp Bộ

- Tham gia báo cáo tại các hội thảo KH trong và ngoài nước

- Hàng năm có từ 03-05 đề tài NCKH cấp trường

- Hướng dẫn 01-02 đề tài NCKH Sinh viên hàng năm

Thầy TS. Trần Khánh Toán báo cáo tại buổi nghiệm thu đề tài NCKH Cấp Bộ

Các em sinh viên ngành BĐA đang báo cáo đề tài NCKH Sinh viên

6. Lao động sản xuất

- Cán bộ Giảng viên trong bộ môn tham gia lao động sản xuất trên các lĩnh vực chuyên môn như: Tư vấn thiết kế, Thẩm định và Giám sát thi công công trình bảo đảm an toàn hàng hải, khảo sát biển và nạo vét các công trình ngoài khơi

7. Hoạt động bộ môn

- Sinh hoạt, thảo luận chuyên môn hàng tuần.

- Tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết do Trường và khoa tổ chức.

- Tham gia nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên thực hiện các Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp.

- Phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập theo các nhóm.

- Tham gia các hoạt động lao động sản xuất bên ngoài, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.

- Tổ chức tham quan các Công trình thực tế, các buổi thực tập trên công trường để sinh viên bước đầu làm quen với ngành học và định hướng công việc sau khi ra trường.

Bộ môn An toàn đường thủy tham quan công trình thực tế cảng Lạch Huyện

Bộ môn kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội thảo chuyên đề thường niên trong chương trình kết nối doanh nghiệp

Bộ môn kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội thảo chuyên đề thường niên trong chương trình kết nối doanh nghiệp

8. Phương hướng phát triển

- Trong thời gian tới, theo định hướng của nhà trường, thực hiện đề án 300, bộ môn sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của giảng viên bằng cách cử giảng viên đi học nâng cao tại các cơ sở trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện để những giảng viên của bộ môn hoàn thành việc học ở nước ngoài trở về nước, đóng góp vào sự phát triển của bộ môn nói riêng và khoa Công trình nói chung.

- Bộ môn đặt mục tiêu có 1-2 Giảng viên có học hàm PGS, 100% GV có trình độ TS.

- Đẩy mạnh việc thực hiện kết nối doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng kiến thức được học trên giảng đường với thực tiễn ngay từ khi còn đang học, đồng thời mở ra những cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

9. Slides giới thiệu về Bộ Môn: