Chương trình Tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dưng Công trình thủy

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

CHUYÊN NGÀNH:   KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

MÃ SỐ: 9580202

TRÌNH ĐỘ: TIẾN SĨ

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Trang bị cho người học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, các NCS đạt Bậc 8 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

a) Kiến thức

- Có kiến thức chuyên sâu phục vụ nghiên cứu phát triển các cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng công trình thủy nói riêng.

- Có kiến thức chuyên sâu và khả năng nghiên cứu các vấn đề khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy một cách hệ thống nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm ở cả lý thuyết và thực tiễn;

- Có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu các lĩnh vực của ngành và chuyên ngành, có phương pháp tư duy khoa học.

b) Kỹ năng

- Có kỹ năng về tư duy logic, khả năng sáng tạo.

- Có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc các tài liệu khoa học có giá trị phục vụ mục đích nghiên cứu.

- Có kỹ năng phân tích bài toán và đề xuất các phương pháp mới giải quyết bài toán

trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy.

- Có kỹ năng trình bày các vấn đề, công trình nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xây dựng công trình thủy dưới dạng bài báo khoa học, giáo trình giảng dạy, báo cáo kỹ thuật, ...

- Đạt chuẩn tiếng Anh theo qui định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và có kỹ năng thực hiện các bài báo khoa học, báo cáo kỹ thuật và giáo trình trong lĩnh vực nghiên cứu bằng tiếng Anh.

- Có kỹ năng xây dựng nhóm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy để dẫn dắt nhóm một cách hiệu quả.

- Có khả năng thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.

- Có khả năng đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, tham gia và tiến hành các nghiên cứu có giá trị khoa học và thời sự trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy tầm quốc gia và quốc tế.

c) Năng lực

- Có năng lực độc lập tổ chức nghiên cứu và ứng dụng theo hướng ngành đào tạo.

- Có năng lực, tiếp cận và nghiên cứu các công nghệ mới về kỹ thuật xây dựng công trình thủy.

- Có năng lực sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường công việc.

- Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ.

- Có khả năng phân tích, đánh giá đưa ra các kết luận về vấn đề trong lĩnh vực kỹ

thuật xây dựng công trình thủy.

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

- Có năng lực cải tiến, đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy.

- Có năng lực lãnh đạo nhóm nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các giải pháp, sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng công trình thủy trong các cơ quan, tổ chức.

- Có năng lực phân tích thực tế để đưa ra các thiết kế, giải pháp phù hợp cho một công tác xây dựng công trình thủy hoàn chỉnh.

- Có thể giảng dạy hệ Đại học, Sau Đại học trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành.

1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, yêu cầu Nghiên cứu sinh (NCS) đạt được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm như sau:

1.3.1. Kiến thức

- Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy;

- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo;

- Có khả năng làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy; có khả năng phát triển các nguyên lý, học thuyết, giải pháp mới trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy;

- Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy và phát triển bền vững;

- Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy.

1.3.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy;

- Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn;

- Có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực, quốc gia và quốc tế;

- Có trình độ tiếng Anh đầu vào bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;

1.3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Người đã được đào tạo trình độ tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy sẽ đảm nhận những trách nhiệm lớn lao mà xã hội tin tưởng và giao cho. Cùng với đội ngũ thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, lực lượng tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy sẽ là lực lượng chủ chốt trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu về xây dựng nói chung, xây dựng công trình thủy nói riêng, là lực lượng chủ lực trong các cơ quan quản lý dự án, thi công công trình trên sông, trên biển, trong cảng, nhà máy đóng, sửa chữa tàu thủy và các cơ quan chuyên ngành khác. Cụ thể, các NCS khi tốt nghiệp:

- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế;

- Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể;

- Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

1.4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

          Khi có trình độ tiến sĩ Kỹ thuật chuyên ngành xây dựng công trình thủy, lĩnh vực công tác của các tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là rất rộng, có thể hoạt động trong nhiều môi trường và lĩnh vực khác nhau: Từ nghiên cứu lý luận, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ xây dựng, công tác quản lý, tư vấn đầu tư xây dựng, làm việc trong cơ quan quản lý, cơ quan tổ chức xây dựng công trình, công ty tư vấn thiết kế công trình, lập dự án, thẩm định dự án, tư vấn giám sát công trình,... tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến khắc phục sự cố hư hỏng công trình.  

Các tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy cũng có thể phát huy trình độ và khả năng khi làm việc tại cơ quan Nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước.

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ TUYỂN SINH

2.1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Tiến sĩ kỹ thuật

- Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Hydraulics Engineering

2.2. Tuyển sinh

          Theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

 

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cụ thể:

3.1. Về văn bằng

Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành/chuyên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Cụ thể theo bảng dưới đây:

Danh mục các ngành đào tạo phù hợp với đào tạo

tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy

Stt

Ngành tốt nghiệp thạc sĩ

Ngành tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

1

8580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

7580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

2

8580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

7580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

(Kỹ thuật an toàn hàng hải)

3

8580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

4

8580201

Kỹ thuật xây dựng

7580201

Kỹ thuật xây dựng

5

8580204

Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

7580210

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

6

8580211

Địa kỹ thuật xây dựng

7580211

Địa kỹ thuật xây dựng

7

8580206

Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt

 

 

Các ngành phù hợp chưa có trong Bảng trên do Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa Công trình xem xét hồ sơ dựa trên chương trình giáo dục đại học/cao học của chuyên ngành được đào tạo và trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

3.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

          Không yêu cầu.

IV. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

4.1. Hình thức đào tạo

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy.

4.2. Thời gian đào tạo

03 năm đối với NCS tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7;

04 năm đối với NCS tốt nghiệp đại học hạng giỏi.

V.  NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO       

Chương trình đào tạo gồm 3 phần:

- Các học phần bổ sung;

- Các học phần ở trình độ tiến sĩ, tiểu luận tổng quan và 03 chuyên đề tiến sĩ;

- Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

Chương trình đào tạo phù hợp với Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành. Tuy theo từng đối tượng mà chương trình đào tạo có áp dụng các học phần bổ sung, học phần đào tạo trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành.

5.1. Khung chương trình đào tạo

5.1.1. Đối với NCS đã tốt nghiệp thạc sĩ đúng ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

2

Tiểu luận tổng quan

2

3

Chuyên đề 1

2

4

Chuyên đề 2

2

5

Chuyên đề 3

2

6

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

90

5.1.2. Đối với NCS đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần bổ sung kiến thức

6

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

7

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

96

Chọn học phần bổ sung kiến thức (06 TC) theo bảng dưới đây:

TT

Ký hiệu học phần

Học phần bổ sung

(Những học phần đang có trong chương trình đào tạo thạc sĩ cùng ngành/chuyên ngành)

Số TC

Phần chữ

Phần số

1

CTTU

503

Tin học ứng dụng

2

2

CTSO

504

Lý thuyết sóng

2

3

CTXT

505

Xác suất thống kê

2

4

CTCS

506

Cơ sở lý thuyết Độ tin cậy công trình

2

5

CTKH

507

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

6

CTPP

508

Phương pháp tính

2

7

CTKT

509

Khai thác kỹ thuật các Công trình cảng

2

8

CTĐT

510

Công trình đường thủy

2

9

CTCĐ

511

Công trình biển cố định

2

10

CTBC

512

Độ tin cậy của các Công trình bến cảng biển

2

11

CTDA

513

Quản lý dự án xây dựng

2

12

CTĐĐ

514

Động đất và lý thuyết tính toán các công trình chịu động đất

2

13

CTTN

515

Phương pháp thực nghiệm công trình

2

14

CTDT

516

Lý thuyết Dẻo và Từ biến

2

15

CTTC

517

Công trình thủy công

2

16

CTDĐ

518

Công trình biển di động

2

17

CTQL

519

Quản lý chất lượng công trình

2

18

CTBB

520

Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo

2

19

CTHV

521

Hải văn

2

20

CTNM

522

Nền và Móng các công trình thủy

2

21

CTKC

523

Phương pháp PTHH trong tính toán kết cấu công trình

2

22

CTĐL

524

Phương pháp PTHH trong tính toán động lực học công trình

2

23

CTXL

525

Xử lý nền đất yếu

2

5.1.3. Đối với NCS đã tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành kỹ thuật  (trừ học phần tiếng Anh, thực tập và đề án tốt nghiệp)

30

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

8

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

120

 

5.1.4. Đối với NCS đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

(trừ học phần tiếng Anh, thực tập và đề án tốt nghiệp)

41

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

8

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

131

5.2. Danh mục các học phần ở trình độ tiến sĩ

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số TC

Phần chữ

Phần số

Học phần bắt buộc

4

1

CTQT

601

Lý thuyết quá trình ngẫu nhiên và ứng dụng trong kỹ thuật

2

2

CTNN

602

Ngôn ngữ lập trình Matlab

2

Học phần tự chọn: chọn 4 tín chỉ  trong 16 tín chỉ

4

3

CTCL

603

Phương pháp khối hữu hạn trong cơ chất lỏng

2

4

CTVL

604

Mô hình vật lý thủy lực học

2

5

CTTT

605

Độ tin cậy và tuổi thọ công trình biển

2

6

CTAM

606

Chống ăn mòn công trình biển

2

7

CTDN

607

Dao động ngẫu nhiên công trình xây dựng

2

8

CTĐĐ

608

Động đất và lý thuyết tính toán công trình chịu động đất

2

9

CTNV

609

Công nghệ nạo vét

2

10

CTQH

610

Thiết kế quy hoạch tuyến vận tải thủy

2

Tổng cộng

8

 

Chú ý: Một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết (LT); 30 giờ thảo luận (TL); 45 giờ hướng dẫn bài tập lớn (BTL), tiểu luận (TiL) hoặc luận án tốt nghiệp (LATN). Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.