Bộ môn Kiến trúc và Nội thất

GIỚI THIỆU BỘ MÔN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT

 

1. Lịch sử xây dựng và phát triển

 

Được thành lập ngày 27/12/2014, bộ môn Kiến trúc và Nội thất là 1 trong 6 bộ môn chuyên ngành của Khoa Công trình.

Đảm nhiệm công tác giảng dạy trên 40 môn chuyên ngành và cơ sở chuyên ngành cho các ngành học kiến trúc và xây dựng

 

2. Đội ngũ.

 

Giảng viên cơ hữu:

Đội ngũ cán bộ ngành Kiến trúc hiện có 05 giảng viên, trong đó bao gồm 1 nghiên cứu sinh, 4 thạc sĩ KTS

Trưởng bộ môn: Th.S-KTS Nguyễn Xuân Lộc

Phó trưởng bộ môn: Th.S-KTS Lê Văn Cường

Giảng viên:

Th.S-KTS Nguyễn Văn Minh

Th.S-KTS Nguyễn Thiện Thành

Th.S-KTS Nguyễn Gia Khánh

 

Hình ảnh bộ môn Kiến trúc Dân Dụng và Công nghiệp

 

Giảng viên thỉnh giảng:

Giảng viên là các GS,PGS.TS thuộc các trường đại học hàng đầu về ngành Kiến trúc như: Đại học Kiến trúc Hà nội, Đại học Xây dựng.

Giảng viên là các Kiến trúc sư đang công tác tại các công ty tư vấn thiết kế lớn về thiết kế kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan.

Giảng viên là các Kỹ sư đang quản lý, trực tiếp thi công tại các dự án lớn tại Hà Nội, Hải Phòng: Dự án của tập đoàn Vin Group, Vinaconex, HUD.

Giảng viên là các Họa sĩ, nhà thiết kế có nhiều ý tưởng, nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cũng như sáng tác nghệ thuật.

 

3. Cơ sở vật chất

 

Sinh viên được học tập với cơ sở vật chất hiện đại, điều kiện học tập tốt nhất bao gồm:

  • Phòng máy vi tính: Phục vụ cho các bạn sinh viên trong quá trình khai thác học tập phần mềm đồ họa như AutoCad, 3Dsmax, Sketchup, Photoshop để phục vụ việc thể hiện đồ án môn học.

  • Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành:

- Phòng thí nghiệm cơ học đất.

- Phòng thực hành đo đạc.

- Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

  • Phòng vẽ mỹ thuật dành riêng cho sinh viên ngành Kiến trúc: Không gian riêng biệt rộng rãi để sinh viên có thể học mỹ thuật, học làm mô hình, thể hiện các bài đồ án cá nhân và nhóm.

4. Đào tạo

 

Bộ môn Kiến trúc đào tạo hơn 40 môn bao gồm:

  • Các môn chuyên ngành chính: Là cơ sở vững chắc để sinh viên khi ra trường hoàn toàn có thể bắt nhịp với công việc của một kiến trúc sư cũng như có thể thích ứng với một môi trường làm việc mới.

  • Các môn cơ sở: Tạo lập nền móng vững chắc để có thể học tập được các môn chuyên ngành tốt hơn.

  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh chuẩn quốc tế TOEIC 450. Giúp sinh viên khi ra trường có thể làm việc được với các công ty nước ngoài và công ty liên doanh nước ngoài.

  • Tin học chuyên ngành: Được đào tạo phần mềm chuyên ngành để phục vụ học tập làm đồ án và làm việc khi ra trường.

  • Tin học vãn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist): Sinh viên có kỹ năng soạn thảo văn bản bằng words, làm bài thuyết trình bằng powerpoint, lập kế hoạch, dự toán, khái toán bằng excel.

 

5. Nghiên cứu khoa học

 

Công tác nghiên cứu khoa học là công tác gắn liền với giảng dạy trong tất cả các trường đại học.

Giảng viên bộ môn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và năng lực giảng dạy.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm quen với cứu khoa học và nghiên cứu khoa học để sinh viên có thể nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo thiết kế công trình kiến trúc, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

 

6. Lao động sản xuất.

 

Giảng viên bộ môn:

Cán bộ bộ môn tham gia lao động sản xuất với mục đích nâng cao và hoàn thiện chuyên môn thông qua thực tế theo định hướng phát triển của lãnh đạo nhà trường.
Sinh viên ngành kiến trúc:

Sinh viên ngành kiến trúc:

Sinh viên khi nắm vững các kiến thức cơ bản và có khả năng diễn họa tốt có thể đi làm cộng tác, thực tập tại các công ty thiết kế, thi công kiến trúc, nội thất có hưởng lương, phụ cấp.

 

7. Hoạt động bộ môn

 

Sinh hoạt, thảo luận chuyên môn hàng tuần.

Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao,rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết ,tạo môi trường hài hòa,lành mạnh cho các thành viên.

Tổ chức các hoạt động cho sinh viên như: tham quan kiến trúc, sinh hoạt câu lạc bộ kiến trúc…nhằm gia tăng kiến thức và kĩ năng sinh viên,tạo sự giao lưu, gắn kết giữa giảng viên và sinh viên.

Nghiên cứu khoa học.

Phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập các lớp sinh viên.

Tham gia các hoạt động lao động sản xuất, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng

 

8. Phương hướng phát triển

 

A - ĐỘI NGŨ:

Luôn phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và đề cao đạo đức nghề nghiệp của các giảng viên.

 

B - ĐÀO TẠO:

  • Chương trình đào tạo được xây dựng khoa học theo chuẩn CDIO và đúc kết, tổng hợp, rút gọn từ các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước và được cập nhật hàng năm.

  • Nội dung đơn giản hóa, thiết thực, phù hợp với nhu cầu của xã hội, đảm bảo đầu ra việc làm cho sinh viên.

  • Phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm. Chú trọng thực tế.

  • Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để sinh viên có nhiều kiến thức ngành, nghề từ thực tế.

  • Thu hút, mở rộng số lượng học viên trong những năm tới.

  • Phấn đấu trở thành một trong những đơn vị đào tạo kiến trúc hàng đầu.