Ngành Quản lý dự án đầu tư và xây dựng

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý dự án đầu tư và xây dựng                

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG        

MÃ SỐ: 8580201

TRÌNH ĐỘ:  THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

I. MỤC TIÊU CỦA  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.2. Mục tiêu chung

Đào tạo những cán bộ kỹ thuật có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu về Quản lý dự án đầu tư và xây dựng trong sự phát triển công nghiệp hóa & hiện đại hóa của đất nước, có kỹ năng thực hành mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế Thế giới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý dự án đầu tư và xây dựng nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng sau cho học viên:

+ Về kiến thức:

  • Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, kinh tế- xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân;
  • Cung cấp kiến thức nâng cao - cốt lõi - ở cả 3 mảng trong ngành quản lý xây dựng bao gồm: Quản lý dự án, kinh tế xây dựng, và quản lý doanh nghiệp;
  • Nâng cấp kiến thức quản lý dự án, quản lý doanh nghiệp cốt lõi, các phương pháp phân tích định lượng, quản lý sản xuất, công nghệ, thiết bị, vật tư tiên tiến nhất về chi phí, chất lượng, tiến độ, tài chính, nhân lực (lao động), kinh tế đầu tư, và năng suất lao động nhằn để giải quyết các vấn đề trong quản lý dự án & xây dựng một cách hiệu quả về kinh tế;
  • Cung cấp kiến thức chuyên môn để ứng dụng phương pháp quản lý và công nghệ của ngành quản lý xây dựng trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát quá trình thực hiện dự án đầu tư.

+ Về kỹ năng: 

  • Cung cấp phương pháp tư duy lý luận khoa học quản lý, kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá dữ liệu và thông tin để phát hiện và ra quyết định giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản lý dự án và doanh nghiệp xây dựng;
  • Cung cấp kỹ năng thực hành công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý xây dựng;
  • Giúp người học phát triển kỹ năng truyền đạt vấn đề, giải quyết các vấn đề chuyên môn và khoa học quản lý xây dựng một cách bài bản, có tính khoa học, đánh giá chất lượng công việc để tiếp cận với thực tế;
  • Đem lại các kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực quản lý xây dựng; thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, kinh tế - quản lý và ứng dụng.

+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng;
  • Khả năng quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sỹ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cụ thể:

2.1. Về văn bằng

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, học bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo bảng sau:

Danh mục các ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành thạc sĩ

Quản lý dự án đầu tư và xây dựng

STT

Ngành tốt nghiệp đại học

Tên môn học bổ sung kiến thức (nếu có)

Số tín chỉ (TC)

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

 

7580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

 

  1. Khoa học quản lý xây dựng;
  2. Quản lý hợp đồng;
  3. Quản lý công nghệ xây dựng;

 

  1. Quản lý chất lượng

CTXD

 

2

 

2

2

 

 

2

7580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

7580205

 

Kỹ thuật xây dựng công trình giao

thông

7580210

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

7580211

Địa kỹ thuật xây dựng

7580212

Kỹ thuật tài nguyên nước

7580213

Kỹ thuật cấp thoát nước

 

7580301

Kinh tế xây dựng

1. Nguyên lý kết cấu

CTXD;

2. Tổ chức và quản lý thi công;

3. Quản lý chất lượng CTXD;

4. Khoa học quản lý xây dựng;

2

 

2

 

2

 

2

7580301

Quản lý xây dựng

 

Các ngành phù hợp khác sẽ xem xét cụ thể dựa trên chương trình giáo dục đại học của chuyên ngành đó.

2.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

Phù hợp với Quy chế hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo và Quy định đào tạo trình độ thạc sỹ tại Trường Đại học Hàng hải VN.

III. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

3.1. Hình thức đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy/ vừa làm vừa học.

3.2. Thời gian đào tạo

1,5 - 02 năm đối với hình thức chính quy;

2,5 năm đối với hình thức vừa làm vừa học.

IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Xét tuyển + Thi tiếng Anh.

V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình khung đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án đầu tư và xây dựng gồm 60 tín chỉ (TC) theo bảng sau.

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

I. Phần kiến thức chung

6

1

QLTH

501

Triết học

3

2

QLAV

502

Anh văn

3

II. Khối kiến thức cơ sở ngành

8

2.1. Các học phần bắt buộc: 4 TC (02 học phần)

4

3

QLCS

503

Pháp luật và quản lý chính sách trong xây dựng

2

4

XDKH

504

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2.2. Các học phần tự chọn: chọn 4 TC (02 học phần) trong 10 tín chỉ

4

5

XDVL

505

Vật liệu mới trong XDDD& CN

2

6

QLTH

506

Tin  học  ứng  dụng  trong  quản  lý  xây dựng

2

7

QLKD

507

Kinh tế đầu tư xây dựng nâng cao

2

8

QLQH

508

Lý thuyết quy hoạch

2

9

QLLĐ

509

Lãnh đạo và quản lý

2

III. Khối kiến thức chuyên ngành

30

3.1. Các học phần bắt buộc: 14 TC (07 học phần)

14

10

QLPT

510

Phát triển bền vững trong xây dựng

2

11

QLĐT

511

Quản lý đấu thầu nâng cao

2

12

QLCP

512

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

2

13

QLDA

513

Quản lý dự án xây dựng nâng cao

2

14

QLĐG

514

Định giá trong xây dựng

2

15

QLHĐ

515

Quản lý hợp đồng nâng cao

2

16

QLKT

516

Kiểm toán dự án xây dựng

2

3.2. Các học phần tự chọn: chọn 16 TC (08 học phần) trong 20 tín chỉ

16

17

QLĐL

517

Phân tích định lượng trong quản lý xây dựng

2

18

QLTK

518

Thống kê ứng dụng trong quản lý xây dựng

2

19

XDTN

519

Phương pháp thực nghiệm công trình

2

20

QLHT

520

Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị

2

21

QLTĐ

521

Thẩm định dự án xây dựng

2

22

QLTT

522

Quản lý thông tin CTXD

2

23

QLBH

523

Bảo hiểm dự án xây dựng

2

24

QLNT

524

Quản lý chi phí và tài chính trong xây dựng

2

25

QLKH

525

Tổ  chức  kế  hoạch  hóa  sản  xuất  xây dựng

2

26

QLPT

526

Phân tích thiết kế hệ thống tư vấn trong xây dựng

2

IV

Thực tập

7

27

QLTT

527

Thực tập

7

V.

Tốt nghiệp

9

28

QLĐA

528

Đề án tốt nghiệp

9

Tổng cộng

60

Chú ý: Một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết (LT); 30 giờ thực hành (TH), thí nghiệm (TN) hoặc thảo luận (TL); 45 giờ thực tập tại cơ sở (TT), hướng dẫn tiểu luận (TiL), bài tập lớn (BTL) hoặc đề án tốt nghiệp (ĐATN). Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.

VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

Download mẫu hồ sơ theo đường dẫn http://sdh.vimaru.edu.vn/van-ban/ho-so-tuyen-sinh-dao-tao-trinh-do-thac-si

VII. LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

         Đăng ký dự tuyển trực tiếp tại: Văn phòng Viện Đào tạo sau đại học, Phòng 203, Nhà A6, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, số 484 - Lạch Tray - Lê Chân - Hải Phòng.

Số điện thoại liên hệ tư vấn: 0936.909.556 (Mrs. Chi)